Các điều kiện được giao đất nông nghiệp (ảnh minh họa)
Phân loại đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp được biết đến là loại đất được sử dụng để trồng cây trồng, nuôi trồng gia súc, gia cầm và các loại động vật nông nghiệp khác. Đất sản xuất nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất lương thực, rau quả, cây công nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau:
– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
– Đất trồng cây lâu năm;
– Đất rừng sản xuất;
– Đất rừng phòng hộ;
– Đất rừng đặc dụng;
– Đất nuôi trồng thủy sản;
– Đất làm muối;
– Đất nông nghiệp khác gồm:
+ Đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất;
+ Đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
+ Đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
+ Đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
Các Điều kiện được giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình
Đất nông nghiệp đóng góp quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội, cung cấp nguyên liệu thực phẩm và nguyên liệu công nghiệp. Do đó, việc bảo vệ và sử dụng đất nông nghiệp một cách bền vững là rất quan trọng để đáp ứng nhu cầu của ngày càng tăng của dân số và phát triển kinh tế xã hội.
Việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khi thuộc trường hợp được quy định tại Điều 52 Luật Đất đai 2013:
Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất
-
Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
-
Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Theo đó, để được nhận đất nông nghiệp do Nhà nước giao thì người sử dụng đất phải thực hiện:
– Phải có đơn đề nghị/xin được giao đất (mẫu 01 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT);
– Nhu cầu xin giao đất trong đơn phải phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do vậy, nếu nhu cầu sử dụng được thể hiện trong đơn không phù hợp với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt thì cũng không thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất.
Bên cạnh đó, có 2 trường hợp Nhà nước giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân mà không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54 Luật Đất đai 2013, gồm:
– Nhà nước giao đất trong hạn mức theo quy định cho các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối;
– Nhà nước giao đất nông nghiệp là đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho người sử dụng đất;
Như vậy, hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nhu cầu được giao đất nông nghiệp có thể được Nhà nước giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất nếu nhu cầu này phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Hiểu thế nào là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp
Đất nông nghiệp không chỉ đảm bảo an sinh xã hội mà còn chịu trách nhiệm cung cấp nguyên liệu thiết yếu cho ngành thực phẩm và công nghiệp. Nhờ vào sự sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, chúng ta có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của dân số đang gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu.
Căn cứ quy định tại khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai 2013 và khoản 2, khoản 3 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được khi thỏa mãn các điều kiện sau:
Một là, điều kiện chung
– Được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp;
– Có nguồn thu nhập ổn định từ việc sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp đó;
Hai là, điều kiện cụ thể
Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp |
Hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp |
– Là cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp bằng một trong những hình thức sau:
|
– Là hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp bằng một trong những hình thức sau:
|
Như vậy, về cơ bản, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là những người trực tiếp canh tác, sản xuất nông nghiệp theo hình thức được Nhà nước giao, công nhận, được nhận chuyển nhượng…, có nguồn thu nhập thường xuyên từ việc sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đó và không thuộc một số đối tượng hưởng lương thường xuyên hoặc hưởng trợ cấp xã hội.
Chi tiết xin liên hệ:
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội