Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân thì hiện nay có rất nhiều các công trình công cộng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau được ra đời như trường học, bệnh viện, công viên, sân bóng…., chính những công trình này sẽ góp phần nâng cao đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Vậy thì “Đất công cộng có mục đích kinh doanh là gì”?.

Mục luc của bài viết
Đất công cộng có mục đích kinh doanh là gì?
Với vai trò thiết yếu của đất đai thì khi sử dụng đất sử dụng vào mục đích công cộng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, ngoài ra đối với đất công cộng thì tùy thuộc vào quỹ đất, chính sách, kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của từng địa phương mà các công trình công cộng này mới được phép xây dựng.
Phân loại đất đai được quy định cụ thể tại Luật Đất đai 2013. Theo đó, đất đai gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.
Trong đó, đất sử dụng vào mục đích công cộng là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp và được quy định cụ thể tại điểm e khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013 như sau:
Điều 10. Phân loại đất
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
Theo đó, đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm:
– Đất giao thông;
– Thủy lợi;
– Đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh;
– Đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng;
– Đất công trình năng lượng;
– Đất công trình bưu chính, viễn thông;
– Đất chợ;
– Đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
Theo đó, Đất công cộng có mục đích kinh doanh là những khu vực đất được sử dụng để xây dựng các công trình được xây dựng bằng ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn vay của chính phủ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước không dùng vốn ngân sách nhà nước cũng có thể tham gia vào dự án xây dựng công trình công cộng nói trên, nhưng mục đích chung của các công trình này là để kinh doanh, tạo ra lợi nhuận.
Nguyên tắc sử dụng đất:
Đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng, trong đó cần thực hiện việc phân định rõ các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh và các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh.
Hình thức sử dụng đất:
Còn đối với đất thuộc khu chức năng không có mục đích kinh doanh thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai 2013.
Đối với đất thuộc khu chức năng có mục đích kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 56 của Luật Đất đai 2013.
Thời hạn của Đất xây dựng các công trình công cộng có mục đích kinh doanh
Ta có thể hiểu rằng công trình công cộng là những công trình được cơ quan nhà nước đầu tư xây dựng bằng ngân sách nhà nước hay được xây dựng với kinh phí từ nguồn vay của chính phủ. Đúng như tên gọi của nó thì những công trình này sẽ có mục đích nhằm phục vụ cho người dân trong cuộc sống.
Theo quy định tại Điều 126 Luật đất đai 2013 thì đất sử dụng có thời hạn được quy định cụ thể như sau:
– Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1, khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật đất đai 2013 là 50 năm. Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật đất đai 2013.
– Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài.
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.
– Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm. Khi hết thời hạn, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụng đất thì được Nhà nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác, mỗi lần gia hạn không quá thời hạn quy định tại khoản 4 Điều 126 Luật đất đai 2013.
– Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn là không quá 05 năm.
– Đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật đất đai 2013 và các công trình công cộng có mục đích kinh doanh là không quá 70 năm.
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.
– Đối với thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích thì thời hạn sử dụng đất được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính.
– Thời hạn giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều 126 Luật đất đai 2013 được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ quy định mà Ban biên tập đã trích dẫn trên đây thì đất xây dựng các công trình công cộng có mục đích kinh doanh có thời hạn không quá 70 năm. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 126 Luật đất đai 2013.
Các quy định về quản lý và sử dụng đất vào mục đích công cộng
Cũng như đối với các loại đất khác thì việc quản lý đất công cộng cũng đều phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật đất đai, theo đó để được sử dụng đất công cộng thì cần phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng, phân định rõ mục đích sử dụng… để thuận tiện hơn trong việc quản lý.
Việc quản lý và sử dụng đất sử dụng vào mục đích công cộng; đất để thực hiện dự án xây dựng – chuyển giao và dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao được pháp luật quy định như sau:
Thứ nhất, việc sử dụng đất sử dụng vào mục đích công cộng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai, đối với đất sử dụng vào mục đích công cộng phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng, trong đó phân tích rõ các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng không có mục đích kinh doanh và các khu chức năng sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh.
Đối với đất thuộc khu chức năng không có mục đích kinh doanh thì Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất theo quy định tại Điều 54 Luật đất đai năm 2013; có mục đích kinh doanh thì Nhà nước cho thuê đất theo quy định tại Điều 56 Luật đất đai năm 2013.
Thứ ba, Nhà nước giao cho nhà đầu tư quản lí diện tích đất để thực hiện dự án xây dựng – chuyển giao (BT); Giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tư để thực hiện dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) và các hình thức khác theo quy định của Chính phủ.
Thứ tư, Nhà nước giao cho nhà đầu tư quản lí diện tích đất để thực hiện dự án xây dựng – chuyển giao (BT);
Nhà đầu tư không phải trả tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời gian xây dựng công trình theo dự án được phê duyệt và có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất được giao quản lý, sử dụng theo đúng mục đích đã ghi trong dự án.
Việc chuyển giao công trình và quỹ đất của dự án phải thực hiện đúng theo thời hạn ghi trong dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc thời hạn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép kéo dài thời hạn chuyển giao.
Trường hợp quá thời hạn phải chuyển giao mà nhà đầu tư chưa chuyển giao thì phải thuê đất của Nhà nước, thời điểm thuê đất được tính từ thời điểm kết thúc thời gian xây dựng công trình theo dự án đã được phê duyệt.
Thứ năm, Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất đối với nhà đầu tự để thực hiện dự án xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT); nhà đầu tư được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của Chính phủ.
Thứ sáu, người nhận chuyển giao công trình để sử dụng và khai thác thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc giao để quản lí diện tích đất có công trình đó theo quy định của pháp luật về đất đai.
Chi tiết liên hệ
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.