Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là số tiền mà cá nhân, đơn vị hay tổ chức phải đóng, theo quy định của Luật Đất đai 2013. Người sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp thuế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, mức thuế sẽ khác nhau tùy vào diện tích đất và khu vực có mảnh đất.

Loại đất nào phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp?
* Loại đất phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 2 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 thì các loại đất phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp bao gồm:
– Đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị.
– Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất khai thác, chế biến khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
– Đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 sử dụng vào mục đích kinh doanh.
* Loại đất không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010 thì các loại đất không phải chịu thuế sử dụng đất phi nông nghiệp là đất phi nông nghiệp sử dụng không vào mục đích kinh doanh bao gồm:
– Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm: đất giao thông, thủy lợi; đất xây dựng công trình văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao phục vụ lợi ích công cộng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất xây dựng công trình công cộng khác theo quy định của Chính phủ;
– Đất do cơ sở tôn giáo sử dụng;
– Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;
– Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
– Đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
– Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
– Đất phi nông nghiệp khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ tính thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Mức thuế đất thường được tính dựa trên diện tích đất mà người sử dụng đất sở hữu, với một mức giá cố định cho mỗi đơn vị diện tích.
Điều này có nghĩa là những người sở hữu mảnh đất lớn hơn sẽ phải đóng một số tiền lớn hơn cho thuế đất.
Hơn nữa, khu vực địa lý của mảnh đất cũng có thể ảnh hưởng đáng kể đến mức thuế đất, vì giá trị đất có thể thay đổi tùy theo vị trí địa lý, cơ hạ tầng xung quanh và các yếu tố khác.
Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư 153/2011/TT-BTC thì số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp phải nộp sẽ được tính theo công thức sau đây:
* Đối với diện tích đất ở, đất sản xuất kinh doanh, đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh:
Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) – Số thuế được miễn, giảm (nếu có) (đồng)
– Trong đó, số tiền thuế phát sinh được xác định như sau:
- Số thuế phát sinh (đồng) = Diện tích đất tính thuế (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất (%)
* Đối với đất ở nhà nhiều tầng, nhiều hộ ở, nhà chung cư (bao gồm cả trường hợp có tầng hầm) và công trình xây dựng dưới mặt đất:
Số thuế phải nộp = Số thuế phát sinh – Số thuế được miễn, giảm (nếu có)
– Trong đó, số tiền thuế phát sinh được xác định như sau:
- Số thuế phát sinh = Diện tích nhà của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất
+ Trường hợp chỉ có công trình xây dựng dưới mặt đất:
- Số thuế phát sinh = Diện tích sử dụng công trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân x Hệ số phân bổ x Giá của 1m2 đất tương ứng x Thuế suất
* Trường hợp đất phi nông nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh mà không xác định được diện tích đất sử dụng vào mục đích kinh doanh:
Số thuế phát sinh = Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) x Giá của 1m2 đất (đồng) x Thuế suất (%)
Diện tích đất sử dụng vào kinh doanh (m2) = Tổng diện tích đất sử dụng x (Doanh thu hoạt động kinh doanh : Tổng doanh thu cả năm)
Chi tiết xin liên hệ
Công ty Luật Thái Dương FDI Hà Nội
Điện thoại: 0866 222 823
Email: luatthaiduonghanoi@gmail.com
Website: https://luatthaiduonghanoi.com
Fanpage: https://www.facebook.com/luatthaiduongfdihanoi
Địa chỉ: Tòa nhà Licogi 13, Số 164 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội